Cô vợ giật mình khi mở nồi tôm chồng nấu, lời dặn dò khi ăn còn gây choáng hơn
Hình ảnh nồi tôm rim thú vị này đã thu hút rất nhiều người có chung nỗi "ám ảnh" như anh chồng trong câu chuyện.
Sau khi kết hôn, con người ta mới bắt đầu bộc lộ đầy đủ những phẩm chất của mình, cả tốt lẫn xấu. Trong đó, thói luộm thuộm của các ông chồng khiến không ít bà vợ từng lên mạng than trời. Tuy nhiêm câu chuyện đang được chia sẻ gần đây lại hoàn toàn ngược lại.
Mới đây, một người vợ đã chia sẻ câu chuyện cùng hình ảnh “dở khóc dở cười” về món ăm do chồng cô chuẩn bị.
Nguyên văn bài đăng như sau:
“Cảm giác thế nào khi có chồng bị OCD? Nay dở nồi cơm ra ăn cơm thấy mấy con tôm mà em choáng luôn, chồng em còn dặn ăn thì gắp từng con từ bên trái sang bên phải nhé.
Cái gì cũng phải ngay ngắn, từ đôi dép, cái khăn, cái chăn, cái gối giờ đến cả thực phẩm cũng phải xếp theo hàng luôn. Vợ động đến đồ gì là liếc mắt từ đầu đến cuối xem đồ vật có được để đúng vị trí không, nhiều khi bận chưa dọn dẹp kịp là ổng vừa mắng vừa trình bày lại như cũ thì mới yên thân. Mấy nữa em mua cá chi chi về cho tha hồ mà xếp”.
Nếu không có lời giải thích, nhiều người tưởng rằng những con tôm được xếp ngay hàng thẳng lối là tác phẩm đùa vui trong lúc rảnh rỗi của ai đó. Tuy nhiên, người chồng lại sắp xếp hoàn toàn có chủ đích, không quên kèm lời dặn ăn theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài đăng của người vợ sau khi xuất hiện đã thu hút vô số sự chú ý của cộng đồng mạng. Đa số đều không khỏi bật cười trước hành động của ông chồng.
Một số bình luận đáng chú ý:
– “Đầu tôm vẫn lệch, chưa quay về 1 hướng theo quy tắc, vẫn hơi lộn xộn nhé ạ. Kêu chồng là mình xin góp ý vậy ạ”;
– “Mình cũng bị ám ảnh với sự trật tự, thấy cái gì không ngăn nắp một tí thôi là không chịu được, bị vợ mắng suốt ngày”;
– “Quả ớt vẫn để nguyên cuống kìa, người OCD không chịu được cái đó đâu, chắc chồng bạn đơn giản chỉ là thích sự sắp xếp mà thôi”
OCD là chứng rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng. Người bị ảnh hưởng của bệnh có những ý nghĩ và hành vi lặp lại một cách vô nghĩa mà không kiểm soát được chẳng hạn rửa tay hàng chục lần mặc dù tay đã sạch hay dành quá nhiều thời gian để sắp xếp đồ vật trong nhà quá mức gọn gàng cần thiết.
Nguồn: https://www.24h.com.vn/ban-tre-cuoc-song/co-vo-giat-minh-khi-mo-noi-tom-chong-nau-loi-dan-do-khi-an-con-gay-choang-hon-c64a1387757.html